Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0946.926.619
Hotline: 0946.926.619

Những thủ thuật lau sàn gỗ đúng cách bạn phải biết

Những thủ thuật lau sàn gỗ đúng cách bạn phải biết

Học cách lau sàn gỗ bằng những phương pháp thông minh sẽ giúp việc chăm sóc sàn nhà và duy trì vẻ sạch sẽ, bóng bẩy của chúng một cách dễ dàng hơn.

Video mẫu về làu chùi sàn gỗ cho các bạn

Các biện pháp phòng chừa luôn luôn tốt

Sàn gà chịu nhiều rất nhiều tác động, như lượng người đi qua lại cao hoặc các va chạm đổ, xô xát của các đồ vật. Cách tốt nhất để làm sạch sàn gỗ là chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa thông minh, điều này không chỉ giúp bạn bảo vệ được mà còn giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh nhà cửa. Tại khu vực cửa ra vào phòng khách, nên để một thảm chùi chân ngay bên trong hoặc bên ngoài cửa để tránh bụi bẩn bám vào. Vào mùa mưa bạn cần bố trí thế nào để nước mưa không rơi vãi trên sàn khi bạn từ ngoài đường trở về. Nếu không được thì bạn có thể để giẻ lau hoặc cây lau sàn gần đó để nếu mà ướt thì sẽ lau sàn ngay. Tương tự với tủ để giày, hoặc chỗ ghế ngồi nếu có.

Ngay cả khi khi trời không mưa, bạn nên tháo giày để ngoài, vì bụi bẩn và vi khuẩn từ giày sẽ phát tán khắp trong không gian nhà bạn. Đặc biệt với sàn gỗ thì nên xem thử giày có gót hoặc đế cứng không để tránh bị xước mặt sàn gỗ. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì tại khu vui chơi của chúng cũng nên sử dụng các tấm bảo vệ sàn hoặc trải thảm để tránh bị đồ chơi con em làm xước sàn gỗ. Ngoài những thủ thuật hàng ngày này, chúng tôi còn vài thủ thuật ở sau để giữ sạch sàn gỗ bạn luôn đẹp nhất.

Làm sao để lau chùi sàn gỗ trong quá trình bạn dọn nhà mỗi ngày

Thường xuyên quét nhà mỗi lần một ngày là chìa khóa trong việc làu chùi sàn gỗ. Không phải vì thế mà bạn máy móc quét liên tục, tùy vào lượng người qua lại hoặc bụi bẩn bạn nhìn thấy được trên sàn mà quét nhà. Máy hút bụi cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bạn, lưu ý là không nên sử dụng máy hút có thanh đập vì có thể làm xước bề mặt sơn của sàn gỗ. Còn nếu bạn lười thì lau sàn luôn khỏi cần quét sẽ nhanh hơn, nên lau sàn với những cây lau nhà được thiết kế để loại bỏ bụi, chất bẩn, lông vật nuôi. Chọn cây lau nhà nào có đầu sợi nhỏ để lau, nếu lau sàn bằng hóa chất tẩy rừa hoặc nước lau nhà thì nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Lau sàn gỗ với nước lau sàn

Cách lau sàn gỗ (Đúng cách)

Cách tốt nhất để làm sạch sàn gỗ vẫn là các biện pháp phòng ngừa và quét nhà thường xuyên, nhưng có đôi khi cần phải lau chùi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ và cặn bẩn tích tụ theo thời gian.

Muốn làm sạch hoàn toàn các vết bẩn thì sử dụng cây lau sàn hoặc vật dụng lau sàn bất ki. Đầu tiên pha loãng nước lau sàn theo hướng dẫn trên nhãn, thấm dung dịch đã pha loang sau đó vắt gần khô để khi sờ lên chỉ có cảm giác hơi ẩm. Lau sàn cẩn thẩn để tránh nước đọng trên sàn, nên lau sạch vì dung dịch thừa còn đọng sẽ hỏng bề mặt gỗ. Nếu thời tiết độ ẩm cao hãy sử dụng quạt hoặc máy sưởi để làm khô nhanh hơn. Nếu việc lau chùi đã làm rất nhiều lần mà vẫn không sạch, có lẽ sàn gỗ bạn cần được cải tạo và sơn mới. Real Tree có dịch vụ làm mới sàn gỗ, nếu bạn có nhu cầu thì liên hệ với chúng tôi ngay.

Tìm nước lau sàn tốt nhất với loại sàn gỗ của bạn

Nếu bạn không chắc về loại nước lau sàn gỗ tốt nhất cho ngôi nhà của mình, hãy liên hệ với nhà sản xuất đã cung cấp sàn gỗ cho bạn. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho từng loại sản phẩm của họ. Nếu sàn gỗ nhà bạn vẫn không sạch hoặc nhà sản xuất không có lời khuyên nào thì bạn nên chọn một loại nước lau sàn đặc dụng riêng để lau sàn gỗ, ví dụ như nước lau sàn hữu cơ Resparkle, nước lau sàn chuyên dụng Denkmit, nước lau sàn gỗ chiết xuất từ Quýt và Quế Atonish chẳng hạn,.. Không sử dụng bất kì nước lau sàn cho gạch hoặc sàn nhựa Vinyl, thay vì làm sạch, những loại nước này sẽ làm hỏng sàn gỗ nhà bạn. Bạn cũng nên quan tâm về chứng nhận sản phẩm của nước lau sàn đó, bởi vì có một số có tính tẩy rửa mạnh, không thật sự tốt cho trẻ con hoặc vật nuôi trong nhà. Đến đây vẫn không tìm được bất kì nước lau sàn nào phù hợp với bạn, Real Tree sẽ gợi ý vài dung dịch tẩy rửa tự chế nhưng là thành phần tự nhiên cho nước lau sàn gỗ nhà bạn.

Lau sàn gỗ

Làm sao để lau sàn gỗ từ hóa chất tự nhiên

Khi đã thử tất cả cách tẩy rửa phía trên mà vẫn không hiệu quả thì hãy sử dụng hóa chất tự nhiên. Vật liệu tẩy rửa dễ tìm thấy nhất chính là giấm, hay nằm ở phòng bếp. Phương pháp này đôi khi vừa hiệu quả cao vừa tiết kiệm chi phí rất nhiều so với nước lau sàn. Thay vì là nước lau sàn thì với cách này, hãy pha 1 cốc dấm trắng (250ml) vào 1L nước ấm. Tránh đọng nước…, chỉ cần làm theo các bước như với nước lau sàn là được rồi. Lau xong sàn bằng giấm thì hưởng thành quả của mình ngay nào!

Lưu ý: Giấm có thể làm bay màu lớp sơn bề mặt của sàn gỗ một mức độ nhất định. Khuyến khích lau thử ở một vài chỗ khó thấy trước, xem hiện tượng thế nào rồi mới lau cho cả sàn nhà.

Làm sàn gỗ bằng giấm

Làm cách nào để loại bỏ vết bẩn trên sàn gỗ

Hầu hết tất cả ván sàn gỗ đều được sơn phủ bề mặt sơn với nhiều ưu điểm tốt cho người sử dụng sản phẩm. Vì vậy chỉ cần lau nhẹ bề mặt sàn là được rồi. Với những vết bẩn cứng đầu thì tuyệt đối không nên lấy giấy chà nhám, kim loại nhọn cậy ra nhé, hoặc dùng hóa chất mạnh để tẩy vết bẩn nữa, bạn sẽ hối tiếc vì hành động đó của mình.

Sàn gỗ Solid với sàn gỗ Engineered – Nên chọn sàn gỗ nào ?

Solid vs Engineered

Bài viết này sẽ hướng dẫn so sánh giữa 2 loại sàn gỗ để biết được những điểm khác nhau từ đó giúp bạn đưa ra chọn lựa thông minh nhất.

Sàn gỗ Solid (nguyên khối), như tên gọi được sản xuất từ nguyên thanh gỗ theo nhiều quy cách khác nhau. Sàn gỗ Solid thường được làm bằng gỗ cứng, chẳng hạn như căm xe, chiu liu, teak,… và ưu điểm lớn nhất của nó là vẫn có thể cải tạo, sử dụng lại nhiều lần trong cả đời. Sàn gỗ Engineered (kỹ thuật) thì nhìn bề ngoài rất giống sàn gỗ Solid, vì cấu tạo bên trong nó là các lớp gỗ tự nhiên ghép lại với nhau và phía trên bề mặt là lớp gỗ tự nhiên mỏng. Thường sàn gỗ Engineered giá thành rẻ hơn sàn gỗ Solid nhưng vì bề mặt gỗ của sàn Engineered rất mỏng nên việc cải tạo, sử dụng lại như sàn Solid là rất khó.

Solid vs EngineeredẢnh minh họa sàn gỗ Solid ở trên và sàn gỗ Engineered ở dưới

Sàn gỗ Solid với Sàn gỗ Engineered

Sàn gỗ Solid được chế biến từ các loại gỗ cứng và thịt gỗ đặc, một thanh ván sàn đến từ một thanh ván gỗ dài. Được chạy mộng, đối xứng nhau để có thể ghép lại. Nó cần được đóng chặt vào tầng phụ ở bên dưới sàn nên những người thợ đòi hỏi phải có một số kỹ năng. Vì là nguyên khối nên sàn Solid có thể được chà nhám và sử dụng lại nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng.

Sàn gỗ Engineered trông giống với sàn gỗ Solid, với cấu tạo một lớp gỗ tự nhiên mỏng bên trên và nhiều lớp gỗ tự nhiên đan liên kết với nhau, mang lại sự ổn định rất tốt cho sàn. Sàn gỗ Engineered có tuổi đời từ 25 đến 30 năm, rất rẻ về giá thành sản phẩm cả phí lắp đặt thi công. Tin tôi đi, sàn gỗ Engineered rất dễ lắp đặt, bạn có thể tự mình lắp đặt.

So sánh Solid và Engineered

Độ chống chịu với nước và nhiệt độ

Cả 2 sàn gỗ đều có khả năng chịu nhiệt độ tốt. Nhưng tối ưu nhất vẫn là không nên lắp ở những nơi luôn ẩm ướt như phòng tắm.

  • Sàn gỗ Solid: không nên lắp đặt sàn gỗ Solid trên nền bê tông, vì độ ẩm ngấm dần qua bê tông lên tới sàn gỗ sẽ làm cho bị cong và phồng lên. Nên có một lớp sập hèm chống ẩm phía dưới ngăn cách giữa bê tông và sàn gỗ.
  • Sàn gỗ Engineered: vì kết cấu đặc thù nên sàn Engineered sẽ chống ẩm tốt hơn một chút. Nếu vì ngặt phải lắp trên nền bê tông thì sàn Engineered vẫn hơn sàn Solid.

Kết luận: sàn gỗ Engineered chiến thắng ở hạng mục này vì ngay từ lúc đầu sàn gỗ Engineered được thiết kế cũng vì là một trong những lí do sáng tạo của những kỹ sư chế tạo.

Chăm sóc và lau chùi

  • Sàn gỗ Solid: loại sàn này rất dễ làm sạch, đơn giản bằng cách quét hoặc hút bụi, thỉnh thoảng lau chùi bằng nước chà sàn đặc dụng nữa.
  • Sàn gỗ Engineered: loại sàn này tương tự như sàn Solid, cũng quét bụi và thi thoảng lau bằng nước chà sàn đặc dụng.

Kết luận: Hòa. Cả 2 loại sàn này đều tương đối dễ chăm sóc, chỉ cần làm theo như các gợi ý trên. Tránh sử dụng nước hoặc máy lau sàn hơi nước cho bất kì 2 loại sàn gỗ nào cả.

Độ bền và bảo dưỡng

  • Sàn gỗ Solid: ở đây sàn gỗ Solid có ưu thế xa hơn, nếu bề mặt sàn gỗ có hư hại thì chà nhám sơn lại là như mới mua rồi. Thậm chí có hư hại lớn nếu đủ điều kiện thì thi công, chế biến lại sàn gỗ vẫn không thành vấn đề.
  • Sàn gỗ Engineered: sàn gỗ Engineered dù có xử lý kỹ thuật thì cải tạo lại một lần là nhiều nhất rồi bởi cấu tạo bề mặt rất mỏng.

Kết luận: Chiến thắng ở hạng mục này đã hẵng là sàn gỗ Solid, cả 2 sàn đều là sàn gỗ tự nhiên nên cả 2 sàn đều bền cả, còn có ưu thế là cải tạo lại nữa, là quyết định sáng suốt về lâu và dài. Tất cả sàn gỗ tự nhiên đều được hưởng lợi từ việc cải tạo sàn gỗ trong thời gian bảo hành. Đặc biệt là thời gian bảo hành của Real Tree rất lâu.

solid và engineered

Lắp đặt sàn gỗ

  • Sàn gỗ Solid: sàn gỗ được lắp đặt với hệ thống “khóa nối đuôi” theo mặt ngang của sàn, trong đó mỗi tấm ván được đóng đinh chặt vào hèm sập.
  • Sàn gỗ Engineered: cũng có vài sàn Engineered được lắp tương tự như sàn Solid. Nhưng hầu hết, đều là những dạng hèm khóa và dán xuống nền bê tông.

Kết luận: Tốt nhất ở phần thi công lắp đặt là sàn gỗ Engineered, bạn có thể mua về tự thi công sàn gỗ bằng cách bấm các hèm khóa rồi dán xuống nền bê tông. Dễ dàng hơn so với phương pháp đóng đinh của sàn gỗ Solid.

Tuổi đời sản phẩm

  • Sàn gỗ Solid: sàn Solid có tuổi đời ngắn nhất là 30 năm, và dài nhất có thể lên đến 100 năm, vì nó thể được cải tạo và sử dụng lại nếu không hư hại lớn.
  • Sàn gỗ Enginereed: với sàn này thì tuổi thọ chỉ kéo dài từ 25 đến 30 năm.

Kết luận: vì cấu trúc sàn gỗ Solid nên cho phép chà nhám và cải tại lại nhiều lần. Là ưu điểm mạnh mẽ nhất của sàn gỗ Solid.

Giá trị thanh lý, mua bán lại sản phẩm

  • Sàn gỗ Solid: với những chuyên gia bất động sản hoặc những người mua nhà tiềm năng, sàn gỗ Solid vẫn rất có giá trị với họ trong lợi nhuận kinh doanh.
  • Sàn gỗ Engineered: mặc dù vẫn có thể được áp dụng bởi sáng kiến kinh doanh như trên nhưng vì bởi tuổi đời sản phẩm thấp nên không được thích hơn sàn gỗ Solid.

Kết luận: cả 2 đều là vật liệu lát sàn cao cấp, có thể gia tăng giá trị ngôi nhà so với những nhà lát sàn bằng những vật liệu khác, có thể là khi có nhu cầu bán nhà, lúc này sàn gỗ tự nhiên rất có giá trị. Và sàn gỗ Solid sẽ phục vụ tốt kể cả không có những lợi ích thương mại ở phía trên.

Đánh giá chung

Sàn gỗ Engineered từng được coi là sàn giả gỗ kém chất lượng, bởi tiềm thức giả thì không thật, nhưng những cải tiến sản phẩm đã bỏ đi định kiến này. Sàn gỗ Solid thì có chất lượng cao hơn, tuổi đời sản phẩm lâu hơn, có thể được cải tạo sử dụng lại. Sàn gỗ Engineered thì giá thành thấp hơn, độ bền nhỉnh hơn, lắp đặt dễ dàng hơn. Có nhiều khía cạnh để so sánh, bên trên là những đánh giá chủ quan, còn quyết định lựa chọn sản phẩm vẫn là ở bạn và những lời khuyên của người xung quanh bạn. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn không băn khoăn khi được giới thiệu 2 loại sản phẩm sàn gỗ trên. Nếu có bất kì thắc mắc hay muốn được tư vấn, xin hãy gọi hoặc nhắn tin cho 0977.607.955 để được tư vấn ngay.

Sàn gỗ Dầu Đỏ là gì ?

Dầu Đỏ

Để trả lời cho câu hỏi trên thì trước tiên chúng ta sẽ tự hỏi gỗ Dầu Đỏ là gỗ gì ?

Gỗ Dầu có tên tiếng anh là Keruing (Dipterocarpus alatus). Theo các nhà khoa học thì gỗ Dầu được chia theo tỉ trọng làm 3 nhóm là: nhẹ, trung bình và nặng. Dầu Đỏ là 1 trong số 70 loài thuộc họ Dầu(Dipterocarpus), sinh sống rải rác khắp khu vực ĐNÁ.

Cây Dầu ĐỏẢnh cây Dầu Đỏ

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Dầu đã được xếp vào NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; được dùng phổ biến trong xây dựng hay sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bản xe; Cồng chìm; Chò lông; Dải ngựa; Bời lời giấy, Ca bu;…

Gỗ Dầu ĐỏẢnh gỗ Dầu Đỏ

Ứng dụng của gỗ Dầu Đỏ

Từ lâu, gỗ Dầu đã được biết đến và sử dụng cho nhiều hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của người xưa. Ví như làm nhà, sàn gác bằng Dầu Đỏ, là phương thuốc đông y chữa phong thấp và các bệnh gan bằng vỏ cây Dầu. Có một loại nhựa trong Dầu Đỏ có tên là Oleo, loại nhựa này đã giúp ích rất nhiều cho người dân bản địa xưa xung quanh khu vực ĐNÁ như trộn với vỏ cây Tràm làm đuốc, làm lớp phủ cho thúng và thuyền. Hay chữa các bệnh ngoài da chân của gia súc.

Ngày nay, nhờ có sự hỗ trợ to lớn từ máy móc kĩ thuật hiện đại, Dầu Đỏ vẫn là vật liệu được yêu thích sử dụng, như sản xuất giấy, làm bảng gỗ, làm pallet, dụng cụ nông nghiệp, đồ chơi,…hay trong nội thất như làm dầm, cầu thang, khung cửa và cửa sổ, thân xe và toa xe,.. Ứng dụng của gỗ Dầu Đỏ thật khó liệt kê hết và cũng không cần phải liệt kê hết. Vì hôm nay, trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào ứng dụng của Dầu Đỏ vào Sàn gỗ Dầu Đỏ mà thôi.

Sàn gỗ Dầu Đỏ có bao nhiêu loại ?

Tùy theo vị trí nơi sinh trưởng của gỗ Dầu Đỏ mà sàn gỗ Dầu Đỏ có bấy nhiêu loại. Cây Dầu Đỏ phân bố khắp các khu rừng nhiệt đới ở ĐNÁ như Lào, Thái Lan, Việt Nam,… Mặc dù rộng rãi nhưng vì số lượng ít ỏi nên xem gỗ Dầu Đỏ là gỗ Lào cũng không có gì nói quá lắm, vì số lượng cây Dầu Đỏ tại Lào nhiều hơn so với các nước. Sàn gỗ Dầu Đỏ nào cơ bản là giống nhau nên, là sản phẩm chủ lực Real Tree sẽ nói với bạn về Sàn gỗ Dầu Đỏ Lào.

Sàn gỗ Dầu Đỏ có tốt không?

Ưu điểm sàn gỗ Dầu Đỏ

  • Gỗ dầu đỏ phân bố và sinh trưởng ở những vùng rừng nhiệt đới ẩm trong đó có VN và ít khi gặp khó khăn trong việc khai thác, nên giá thành dược xem là thấp nhất so với các sàn gỗ tự nhiên.
  • Vân gỗ giống hoa tay và có mùi hương đặc biệt nên rất thích hợp dành cho những ai yêu phong cách bình dị, mộc mạc của năm tháng xưa nhưng lại vô cùng quyến rũ
  • Gỗ đỏ mang những đặc tích giống gỗ căm xe như là nặng và rất chất, nhưng căm xe rất dễ cong vênh khi nhiệt độ thay đổi còn dầu đỏ đến nay Vẫn Chưa thấy bất kì hiện tượng giản nở hay cong vênh nào
  • Sức dẻo dai rất cao có thể chịu được các hình thái thời tiết khắc nghiệt tại VN như nắng cháy hoặc mưa bão nên có thể sử dụng trong nhà lẫn ngoài trời
  • Đúng như tên gọi là dầu đỏ nên trong nó có hàm lượng dầu rất lớn, giúp chống lại mối mọt, không lo mục rữa. Càng vê sau lượng dầu tiết ra càng nhiều sẽ làm sàn gỗ càng trở nên bóng loáng.

Nhược điểm sàn gỗ Dầu Đỏ

  • Vì họa tiết nghèo nàn mang trên mình, nên dầu đỏ không được đánh giá cao về nghệ thuật so với đồ nội thất khác
  • Khả năng chông trầy xước cũng giống như gỗ teak là khá yếu so với các loại gỗ tự nhiên khác.
  • Nếu không may vì vài trường hợp dính bụi gỗ thì có thể gây kích ứng da cho một số người.

Dầu Đỏ

Sàn gỗ Dầu Đỏ thì lắp đặt ở đâu?

Từ những ưu điểm đã phân tích ở trên thì Sàn gỗ Dầu Đỏ có thể được lắp đặt ở bất kì đâu dù là nội thất trong nhà hay là ngoại thất ngoài trời.

  • Nội thất: sàn gỗ Dầu Đỏ rất chắc, cứng, thớ gỗ mịn nên rất thích hợp sử dụng ở những nơi đi lại nhiều như: phòng khách, sàn nhảy, sàn thi đấu, phòng bếp,..
  • Ngoại thất: với đặc tính chống mối mọt, chịu nước tốt nên cũng rất thích hợp sử dụng trong lắp đặt hồ bơi, sân thượng, sân vườn,…

Ván sàn Dầu Đỏ có mấy loại? Quy Cách của ván sàn Dầu Đỏ

  • Hiện tại, các loại sàn gỗ và quy cách Dầu Đỏ rất đa dạng, như: 15mm(x450, x600, x750, x900), 18mm(x450, x600, x750, x900), FJL(x450, x600, x750, x900), Dầu Đỏ kiểu xương cá(x450, x600, x750, x900),… Nhưng lúc này vì nhà máy sản xuất đang được mở rộng nên Real Tree chỉ đáp ứng với quý khách loại Dầu Đỏ sau.

Quy cách Dầu Đỏ

Giá của sàn Gỗ Dầu

Sàn gỗ Dầu Đỏ giá bao nhiêu? hay có đắt không? chắc chắn là các câu hỏi bạn luôn đặt ra; nhất là khi bạn xem xét, cân nhắc lựa chọn loại sàn gỗ này phải không?

Sàn gỗ Dầu Đỏ có giá cả khác nhau; tùy thuộc vào từng vùng đất mà cây sinh trưởng và phát triển; kích thước và chất lượng sàn gỗ; thậm chí đến cả địa chỉ mua hàng.

Tuy nhiên; trên thị trường sàn gỗ hiện tại; giá cả của Dầu không hề “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm I; ví dụ như: gỗ Cẩm; Gõ đỏ; Gụ; hay Gỗ Giáng hương. Bởi vậy; giá sàn gỗ vô cùng phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế tầm trung của các gia đình. Nếu quý khách muốn được báo giá, xin vui lòng gọi vào 0946.92.6619 để được tư vấn thêm.

Thus, make sure that you don’t give in to too much to create

An effective article can achieve it by supplying https://www.affordable-papers.net/ the reader with a transparent description of what is discussed in your text.

your task simpler.

Ưu điểm Sàn Gỗ Tự Nhiên

Sàn Gỗ Nội Thất

Bạn đang tìm cách nâng cấp, trang trí nội thất cho ngôi nhà của bạn ? 10 ích lợi tuyệt vời của Sàn Gỗ Tự Nhiên sau có thể là một lựa chọn không tồi đối với bạn.

Sàn Gỗ Nội Thất
Đang ngày có nhiều gia chủ đang chuyển hướng chọn lựa sản phẩm Sàn Gỗ Tự Nhiên cho nội thất nhà mình. Một vài thì thích thích cái giản đơn của sàn gỗ trong việc lau chùi và bảo dưỡng so với gạch men hoặc thảm trải, một vài khác thì lại yêu yêu cái đẹp cổ điển và tinh tế của sàn gỗ trong ngôi nhà của mình. Là thế và câu hỏi được gợi lên trong nhiều người là: sàn gỗ, thảm trải hay gạch men, cái nào tốt hơn ?

Hôm nay, chủ đề chúng ta tiếp cận sẽ giải đáp phần nào cho các chọn lựa loại vật liệu gì cho nội thất trong nhà và chính bạn sẽ tự so sánh giữa các sản phẩm nội thất có trên thị trường hiện nay. Sau đây là danh sách 10 ưu điểm gợi ý tuyệt vời cho việc lắp đặt Sàn Gỗ Tự Nhiên trong ngôi nhà của bạn.

1. Nâng cao diện mạo cho ngôi nhà

Sàn gỗ không chỉ tăng thêm vẻ sang trọng cho ngôi nhà của bạn mà còn là một chút ấm áp. Nhiều chủ nhà tin rằng có Sàn Gỗ Tự Nhiên cứng thậm chí làm cho không gian trông lớn hơn. Việc đó có làm cho ngôi nhà của bạn trở nên hấp dẫn hơn hay không phụ thuộc vào phần còn lại của phong cách trang trí, nhưng đó là một cách dễ dàng để tạo ấn tượng ban đầu tuyệt vời.

2. Chi phí bảo trì thấp & dễ vệ sinh

Sàn Gỗ Tự Nhiên cực kỳ dễ giữ sạch. Chúng có thể được quét, làm sạch bằng hơi nước hoặc hút bụi để loại bỏ mọi bụi bẩn hoặc mảnh vụn tích tụ. Hãy tưởng tượng bạn không phải dọn dẹp thường xuyên, trong khi vẫn biết rằng sàn nhà của bạn không chứa bất kỳ mối nguy hiểm nào về môi trường như mạt bụi hoặc lông thú cưng. Điều làm cho sàn gỗ thậm chí còn dễ bảo trì hơn là thực tế là chúng có khả năng chống vết bẩn tốt hơn đáng kể so với thảm. Nếu bạn làm đổ thứ gì đó, tất cả những gì bạn cần làm là lau sạch.

3. Khả năng chống chịu & độ bền cao

Độ bền cao là một trong những lý do chính khiến các gia chủ chọn nâng cấp lên sàn gỗ nguyên khối. Một trong những lý do chính khiến loại sàn này rất dễ bảo trì một phần là do độ bền của chúng. Chắc chắn, chúng có thể bị xước hoặc móp, nhưng điều đó không dễ thực hiện. Nếu bạn chăm sóc sàn gỗ đúng cách, bề mặt cứng có thể tồn tại hàng chục năm.

4. Thêm giá trị vào ngôi nhà bạn

Sàn gỗ có thể làm tăng giá trị cho ngôi nhà của bạn. Khi đến lúc bạn phải bán nhà, người mua sẽ trả nhiều tiền hơn cho một ngôi nhà bằng Sàn Gỗ Tự Nhiên hơn là trải thảm. Nhiều người mua nhà không muốn có thảm… đặc biệt là thảm của người khác. Họ coi thảm đã qua sử dụng như một đĩa petri sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng của họ. Nhiều người mua nhà sẽ lên kế hoạch thay thế thảm, đó là lý do tại sao họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho một ngôi nhà đã có sàn Gỗ Tự Nhiên. Vì đây là một tính năng được nhiều người tìm kiếm nên sàn gỗ thậm chí có thể giúp bán nhà của bạn nhanh hơn.

5. Tạo nên một bầu khí thở trong lành

Không giống như thảm, sàn Gỗ Tự Nhiên không bám bụi, lông động vật, phấn hoa, hạt vật chất hoặc các chất gây dị ứng thông thường khác. Điều này có nghĩa là việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà của bạn dễ dàng hơn đáng kể. Sàn gỗ thường là vật dụng bắt buộc đối với những người bị dị ứng. Tại sao sàn gỗ tốt hơn gạch hoặc laminate về chất lượng không khí? Mặc dù gạch và laminate không có các sợi như thảm, chúng vẫn có các đường vữa và vân nổi. Những đường vữa và đường dập nổi này là nơi tuyệt vời để bụi và các chất gây dị ứng khác đọng lại.

6. Phù hợp với mọi chủ đề trang trí

Một trong những lợi ích chính của sàn gỗ là tính linh hoạt của nó để thích ứng với hầu hết các chủ đề thiết kế nội thất trong nhà của bạn. Cho dù bạn có cảm hứng thay đổi gương, nghệ thuật treo tường, điểm nhấn trang trí hoặc các đồ trang trí khác trong nhà thường xuyên như thế nào, thì sàn nhà sẽ luôn đẹp và phù hợp với chủ đề mong muốn của bạn. Ngoài ra, sàn gỗ không chỉ không đụng hàng với phong cách trang trí của bạn mà còn có nhiều màu sắc, sắc thái và chủng loại để lựa chọn. Với sàn Gỗ Tự Nhiên thực sự, bạn sẽ không nhận được mẫu nhà máy lặp lại thường xuyên. Bạn có được vẻ đẹp tự nhiên có sẵn với nhiều sắc thái, vòng xoáy và hạt tạo thêm nét đặc trưng cho ngôi nhà của bạn.

7. Bền bỉ theo thời gian & xứng đáng với túi tiền

Sàn Gỗ Tự Nhiên dễ bảo trì, bền và cung cấp chất lượng không khí tốt hơn. Nhưng chúng có thể đắt, phải không? Tùy thuộc vào tầng khác mà bạn đang xem xét, sàn gỗ có thể là lựa chọn đắt tiền hơn để mua. Tuy nhiên, có một vài yếu tố bạn nên xem xét. Hãy suy nghĩ về các chi phí dài hạn. Sàn gỗ dễ lau chùi và ít bị hỏng hơn. Điều này sẽ làm giảm chi phí dọn dẹp hoặc sửa chữa của bạn trong những năm qua. Ngoài ra, vì chúng rất bền, sàn Gỗ Tự Nhiên có thể tồn tại qua nhiều thế hệ. Chất lượng lâu dài này làm cho chúng trở thành một lựa chọn lát sàn hiệu quả về chi phí. Có thể trả trước nhiều hơn một chút, nhưng cuối cùng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền.

8. Màu khó bị phai

Nhiều tấm thảm sẽ mất độ bóng theo thời gian. Màu sắc bắt đầu thay đổi theo sự hao mòn và tất cả các vết bẩn không thể tẩy được. Bạn sẽ không gặp phải vấn đề này với Gỗ Tự Nhiên. Sự xuất hiện ổn định của Gỗ Tự Nhiên là một trong những lý do tại sao Gỗ Tự Nhiên tồn tại trong nhiều năm và hiếm khi cần phải thay thế.

9. Có thể được cải tạo và sử dụng lại

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi màu sắc thì sao? Bạn có thể làm điều đó với sàn Gỗ Tự Nhiên rắn. Không giống như thảm hoặc gạch, loại sàn này có thể được hoàn thiện lại chứ không phải thay thế. Đây là một lợi ích to lớn vì chi phí để hoàn thiện lại thấp hơn đáng kể so với việc mua và lắp đặt sàn mới. Nó cũng có lợi vì nó mang lại cho bạn cơ hội thay đổi đáng kể ngôi nhà của mình mà không tốn nhiều tiền. Hoặc có thể bạn mới mua một ngôi nhà nhưng không thích màu sắc của sàn gỗ, tất cả những gì bạn phải làm là chà nhám màu và nhuộm chúng theo ý thích của bạn. Nó dễ dàng như vậy và rẻ hơn nhiều so với thay thế toàn bộ.

10. Giảm tiếng ồn & tiêu âm

Sàn Gỗ Tự Nhiên cũng có thể cải thiện âm thanh trong phòng. Chúng làm giảm âm thanh rỗng hoặc rung động thường xảy ra. Chất lượng này là lý do tại sao bạn sẽ tìm thấy Gỗ Tự Nhiên trong hầu hết các phòng tập khiêu vũ hoặc âm nhạc. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một loại sàn giống như gỗ để giảm tiếng ồn thì vinyl hoặc nút chai có thể là lựa chọn tốt hơn ở đây.

Liệu Sàn Gỗ Tự Nhiên có phù hợp với gia đình bạn ?

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc nâng cấp sàn nhà của mình, Sàn Gỗ Tự Nhiên là lựa chọn tuyệt vời đi kèm với một danh sách dài các lợi ích. Nếu bạn đang tìm kiếm loại ván sàn mang lại vẻ đẹp vượt thời gian, nâng tầm giá trị ngôi nhà của bạn, dễ lau chùi và được thiết kế để tồn tại trong nhiều thập kỷ, thì thật khó để sai lầm với Gỗ Tự Nhiên. Hãy gọi cho chúng tôi để nói chuyện với chuyên gia thiết kế để tìm hiểu thêm về các lựa chọn của bạn.

Sàn Gỗ Teak Tự Nhiên (Solid / Uni)

Sàn Teak

Teak

Sàn gỗ Teak được làm từ gỗ Teak tự nhiên. Là một trong bốn loại gỗ tự nhiên có cốt gỗ ổn định và tốt nhất hiện nay…

GIỚI THIỆU VỀ GỖ TEAK:

  • Gỗ Teak hay gỗ Tếch còn có tên gọi khác là gỗ Giá Tỵ, gỗ Báng Súng. Danh pháp khoa học của Teak là Tectona Grandis.
  • Thân cây lớn, lá hay rụng và phân bố xen lẫn trong các khu rừng cây thân cứng nhiệt đới như Đông Nam Á và Nam Phi.
  • Khi cưa, xẻ gỗ hoặc xay ra, gỗ Teak có mùi giống như da. Được đánh giá cao về độ bền và chống thấm.
  • Thuộc nhóm III nên trọng lượng của gỗ rất nhẹ.
  • Thân gỗ có màu vàng sẫm hoặc xám hơi nâu, tia nhỏ, mật độ vân gỗ thưa. Cây có tuổi thọ càng lâu năm thì thân gỗ càng chắc, ít mắt, ít vân đen, ít giác, vân gỗ sắc nét, mịn, đẹp hơn.
Sàn Gỗ Teak Tự Nhiên (Solid / Uni)

Ảnh Khai Thác Gỗ Teak Tại Nhà Máy Bên Lào Của Real Tree

Giới Thiệu Về Sàn Gỗ Teak Tự Nhiên:

Xem thêm: Sàn Gỗ Tự Nhiên Là Gì ?

1. Ưu Điểm Của Sàn Gỗ Teak:

  • Tính Thẩm Mỹ: Teak có màu vàng sẫm hoặc vàng ngả nâu, sang trọng phù hợp cho mọi đồ nội thất kiến trúc. Thời gian sử dụng sàn gỗ Teak càng lâu thì sàn càng đẹp, bởi vì lượng tinh dầu trong ván sàn sẽ tiết ra tự nhiên làm cho sàn gỗ ngày càng sáng bóng. Sự pha màu đan xen với các vân gỗ ngẫu nhiên đã làm cho sàn gỗ Teak khá bắt mắt.
  • Khả năng chống chịu: Nhờ chứa lượng tinh dầu cao nên trong các sàn gỗ tự nhiên, khả năng chịu nước của gỗ Teak là tốt nhất. Cũng nhờ lượng tinh dầu đó mà khả năng chống xâm nhập của côn trùng, mối mọt cũng khá tốt.
  • Độ bền: Là loài cây thân cứng nhiệt đới nên khả năng thích nghi với mọi điều kiện khắc nghiệt, biến động tại VN là cực tốt. Điều đó làm cho sàn gỗ Teak tự nhiên có độ bền cao và tuổi thọ sử dụng lâu dài.
  • Độ ổn định: Trong nhiều năm thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên, Real Tree nhận thấy sàn gỗ Teak có tính ổn định cao, hạn chế cong vênh khi thời tiết thay đổi. Ngay cả những khi trời nắng cực hay rét ẩm tê tái.
  • An toàn: tất cả sàn gỗ tự nhiên đều an toàn cho người dùng, không chứa bất kì khí độc hại nào, ngược lại vài loại gỗ có mùi thơm nữa.

2. Nhược Điểm Của Sàn Gỗ Teak:

  • Chịu lực: mặc dù cốt gỗ chắc và nặng, nhưng bề mặt lại khá mềm, nếu bị lực tác động mạnh sẽ có vết lõm. Cách khắc phục hiện tượng sẽ được Real Tree hướng dẫn trong một bài viết khác.
Sàn Gỗ Teak Tự Nhiên (Solid / Uni)

Ảnh minh họa

Các loại sàn gỗ Teak:

Có 3 loại sàn gỗ Teak tự nhiên hiện nay là: sàn gỗ Teak Nam Phi, sàn gỗ Teak Lào và sàn gỗ Teak Myanmar. Bây giờ chúng ta chỉ so sánh ngắn về sàn gỗ Teak của Myanmar và sàn gỗ Teak của Lào.

  • Sàn gỗ Teak Lào: Rừng gỗ Teak là rừng trồng lâm nghiệp có tuổi cây ngắn nên hầu hết ván gỗ Teak Lào có màu vàng sẫm, nhiều vân đen và nhiều giác. Mặc dù tuổi thọ ngắn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn trong quá trình khai thác và sản xuất. Cũng vì đó mà giá thành lại luôn vô cùng phải chăng.
  • Sàn gỗ Teak Myanmar: là rừng gỗ Teak tự nhiên có tuổi cây lâu đời, vài cây có thể lên đến trăm tuổi. Có thể nói sàn gỗ Teak Myanmar là sàn gỗ nổi tiếng nhất tại đây, ít có rừng tự nhiên nào được khai thác xuất khẩu. Sắc vân gỗ có màu vàng sẫm nâu, hầu hết mắt gỗ đã tiêu biến. Chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn nên giá thành cũng khó nhằn so với người tiêu dùng.
Teak Myanmar

Trên đây là toàn bộ những thông tin về gỗ teak cũng như những điểm cần lưu ý về thi công cũng như sử dụng. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có những kiến thức hữu ích về loại gỗ này. Nếu có gì thắc mắc quý khách cứ trực tiếp nhắn tin liên hệ hỏi đáp.

Sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong nhà

Sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong nhà
Gỗ luôn tượng trưng cho hành mộc, là biểu tượng của mùa xuân, so với những hành khác thì hành mộc chủ về nhân, dễ tạo ra không khí bình yên và hài hòa.
Từ xa xưa, gỗ tự nhiên là vật liệu quan trọng không thể thiếu khi trang trí nội thất, gỗ tự nhiên được xem là một trong những nguyên liệu khá quý hiếm, có giá trị cao trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
Sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong nhà
Vai trò nội thất gỗ tự nhiên đối với sức khỏe và đời sống con người
Cho dù ở bất kỳ môi trường nào từ nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ cho đến phòng khách thì đều không thể thiếu đồ gỗ phong thủy. Đồ gỗ nội thất là loại vật liệu vừa dễ thiết kế lại vừa dễ phối hợp với nhiều loại không gian làm cho căn phòng trở nên đẹp và sang trọng hơn.
Với đại đa số là đặc tính tốt, cùng với nó là vẻ đẹp tự nhiên vốn có mang lại cho gia chủ một cuộc sống thoải mái, ấm cúng. Đồng thời đồ gỗ còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe cũng như đời sống của con người.
Gỗ tự nhiên là loại nguyên liệu được bến đến mang âm dương ngũ hành, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, bên cạnh đó chúng mang lại một cuộc sống lý tưởng, dễ chịu, hòa quyện với thiên nhiên trong lành, thoáng mát sẽ giúp tâm trạng gia chủ dễ chịu hơn.
Sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong nhà
Theo nghiên cứu đông y, bàn chân chính là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo và đây là tấm gương phản chiếu cho toàn bộ lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Khi bàn chân được tiếp xúc trực tiếp với gỗ tự nhiên, những huyệt đạo đó sẽ được mở ra, khiến cho con người có giác như được gần với thiên nhiên, giúp lưu thông tuần hoàn máu, bổ khí, thông kinh, tiêu trừ bệnh tật.
Nội thất được làm bằng gỗ chính là vận dụng mà chúng ta luôn phải tiếp xúc, nền nhà chính là nơi mà các con nhỏ thường ngày tiếp xúc, chơi đùa nô nghịch và cũng là nơi cả gia đình cùng quây quần bên nhau. Bởi vậy, chúng ta nên lựa chọn sàn gỗ tự nhiên cho căn nhà mình.
Theo phong thủy, gỗ thuộc hành mộc, dương nhưng lại có tính âm, cần bằng, khá phù hợp với nội thất nhà ở. Gỗ luôn mang lại cảm giác ấm áp, an lành, với điều này luôn đi sâu vào quan niệm của người dùng, qua nhiều thế hệ. Những vận dụng từ kim loại, kính nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ mang lại cảm giác lạnh lẽo, bất an. Trong thị trường, nội thất làm từ gỗ tự nhiên vẫn được ưa chuộng nhiều nhất trong phòng ngủ, mặc dù phong cách thiết kế và thi công nội thất gỗ tự nhiên ngày nay có nhiều sự thay đổi mang tính hiện đại hơn.
Gỗ luôn tượng trưng cho hành mộc, là biểu tượng của mùa xuân, so với những hành khác thì hành mộc chủ về nhân, dễ tạo ra không khí bình yên và hài hòa.
Các chuyên gia phong thủy cho biết, hành mộc luôn làm giảm bớt đi tác độc của hành kim và hành thổ, luôn tạo ra sự cân bằng cho ngôi nhà. Những vật liệu được làm từ gỗ luôn giúp cho môi trường trong nhà thân thiện hơn tạo ra bầu không khí ấm áp cho một không gian sống hiện đại. Không gian sống sử dụng những vật liệu được làm từ gỗ vừa tạo ra cảm giác thân thiện, tự nhiên bởi màu sắc chất liệu gỗ vừa giúp mang lại một không gian sống thoải mái, con người luôn trở nên thư thái, cởi mở hơn trong cuộc sống.

Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt

Cây hút khí độc trong nhà
Trong không gian nội thất hiện đại ngày nay thì việc sử dụng cây cảnh trong không gian đã rất được mọi người ưa chuộng. Bởi nó không chỉ là có tác dụng giúp cho không gian sống của bạn gần với thiên nhiên, làm cho căn nhà của bạn đẹp hơn, thẩm mỹ hơn mà nó còn đem lại không khí trong lành, loại bỏ khí độc bảo vệ sức khỏe cực tốt cho con người. Dưới đây là các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt nên bày trí trong nhà các bạn có thể tham khảo…

1.Cây Lan Ý

Là loài hoa thân cỏ nhỏ, chúng sở hữu những chiếc lá lớn và rộng, lá có xu hướng rủ xuống gốc. Màu lá xanh thẫm, bóng và khá dày, trên mặt lá nổi lên những vết gân màu xanh nhạt hơn  và có hoa trắng muốt rất đẹp. Cây này đứng đầu danh sách loài cây lọc không khí, không chỉ hấp thụ một số chất gây ung thư như: formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
Không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh học mà Lan Ý khi được đặt trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy cho gia chủ nó có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.

2. Cây Dương Xỉ

Là cây thân thảo, cây cảnh lá. Cây có thể trồng chậu treo, để bàn hoặc trồng trong bóng râm (trong nhà, văn phòng).
Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
Ngoài khả năng hấp thụ asen, cây dương xỉ còn hấp thu tốt các chất độc hại đến sức khỏe con người như: toluene , xylen ,Aldehyde formic đem lại không khí trong lành và tinh thần thoải mái cho con người.
Ngoài ra, cây dương xỉ còn là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng chữa bệnh, dùng để làm thuốc chữa bong gân, thận hư, cầm máu, bạch biến,lang ben, chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiểu són, bạch đới, tiêu chảy, suy yếu khí huyết, đau mỏi các khớp.

3. Cây Mẫu Tử

Cây mẫu tử là cây thuộc loại thân cỏ, cây thường mọc thành từng bụi nhỏ Lá của cây mẫu tử mọc sát từ mặt đất nó thon dài hoa của nó có màu trắng nhỏ xíu xinh xinh, khi nở những bông hoa xòe rộng cánh ra để lộ nhị vàng rất đẹp và nổi bật.
Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
Cây mẫu tử còn có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, đây được coi là một trong những loại khí gây độc hại cho sức khỏe con người, chính bởi thế cây còn giúp cho không khí thêm trong lành mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho con người.

4. Cây Lưỡi Hổ

Là một trong những loại cây thích hợp bày trí trong phòng ngủ vì nó sản sinh ra khí O2 trong sạch cho không khí trong không gian ngủ giúp gia chủ có giấc ngủ sâu, thoải mái
Cây lưỡi hổ mọc thành từng bụi. Các phiến lá có dạng phẳng, khá đơn giản Lá lưỡi hổ khá dày, mọc thẳng, thuôn nhọn về phía 2 đầu.
    Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
Cây lưỡi khổ có khả năng hấp thụ các độc tố gây ung thư như: formaldehyde và nitrogen oxide, giảm các bức xạ điện từ máy tính, hấp thụ các chất gây ô nhiễm và thanh lọc không khí.
Về phong thủy cây lưỡi hổ được cho là có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Do lá cây có phân đuôi nhọn giống như lưỡi hổ, có tác dụng chống lại sự bỏ bùa.

5.  Cây Tháp Tùng

Thân cây bách tùng có màu vàng nâu, có da sần sùi Lá phát triển thành từng búi. Cây không có hoaNếu nhìn bao quát toàn cây sẽ toát nên vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã tựa như những ngọn núi đang di chuyền.
Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
 Loài cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Thậm chí, chúng còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.

6. Cây Cọ Cảnh

Cây cọ với vẻ đẹp xanh mượt, tròn xoe hình dáng độc đáo, có điểm nhấn , lại dễ trồng, dễ chăm, bền vững,chịu được bóng nên rất được ưa thích lựa chọn làm cây cảnh trong nhà.
Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
Cây cọ cảnh giúp thanh lọc không khí  hút khí độc hại benzene và formaldehyde. Về phong thủy có ý nghĩa đem đến niềm vui, sự hi vọng, may mắn tài lộc đến với gia chủ, như chiếc quạt lớn xua đi những điều xấu, đem lại điềm lành, sinh tài giữ của.

7. Cây Vạn Niên

Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới sắc xanh nhạt hơn. Vạn niên thanh có hoa màu xanh nhạt. Chúng có bộ rễ mập, ngắn với những đốt ngắn có rễ con mọc ra vô cùng xinh xắn, đặc biệt nếu được trồng thủy sinh trong bình trong suốt bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp từ bộ rễ của Vạn niên thanh.
Các loại cây hút khí độc trong nhà và văn phòng cực tốt
Cây Vạn niên thanh mang ý nghĩa về sự thuận hòa trong hôn nhân và sự trưởng thọ về tuổi tác, có tác dụng lọc sạch không khí, ngay cả benzene và formaldehyde.

Mẹo xử lý các vết trầy xước trên sàn

Mẹo xử lý các vết trầy xước trên sàn

Sàn gỗ trầy xước làm mất đi phần nào thẩm mỹ trong căn nhà bạn, không phải ai cũng có ngay điều kiện để thay sàn gỗ khi bị trầy xước, chưa kể rất nhiều bất tiện khác, những gợi ý loại bỏ vết trầy xước này sẽ cứu cánh cho bạn.

Mẹo xử lý các vết trầy xước trên sàn
Dùng bã cà phê

Dùng bã cà phê cũng là một cách hay để giúp các bạn xử lý các vết trầy xước trên đồ gỗ.
Cách làm
– Dùng bã cà phê còn ẩm chà nhẹ lên bề mặt trầy xước của gỗ.
– Để khô tự nhiên và dùng khăn ẩm lau lại, vết xước sẽ hoàn toàn biến mất.
Dùng dầu olive
Với những vết xước nhẹ, bạn nên dùng dầu olive xoa lên vết xước.
Cách làm
– Dùng vải mềm thấm dầu olive sau đó bôi lên vết xước nhiều lần. Chúng sẽ ngấm vào gỗ một cách tự nhiên và che mờ, làm bóng đồ gỗ.
– Dùng bút màu cùng tông với màu gỗ để tô lên những vết xước. Sau đó, bôi một lớp dầu bóng lên trên bề mặt.

Dùng sáp màu
Một ý tưởng xử lý vết xước trên đồ gỗ nội thất nữa là dùng sáp màu.
Cách làm
– Dùng sáp màu cùng tông chà lên trên bề mặt vết xước đến khi những vết trầy xước đầy sáp.
– Dùng vải sạch lau qua để nhận được kết quả như ý.
Dùng bột màu
Khi bạn không hoàn toàn xóa đi vết xước bằng bàn ủi hoặc đồ gỗ bị xước nhẹ do va đập, bị thú cưng nghịch ngợm… thì bạn vẫn có thể xóa chúng bằng cách dùng nến hoặc bột màu để xóa vết xước. Tuy nhiên cách này chỉ dùng cho những vết xước không quá sâu.
Cách làm
– Chọn bột màu cùng màu với màu của đồ gỗ.
– Chà nhẹ bột màu lên vị trí vết xước.
– Quét sạch lớp bột dư xung quanh vết xước.
– Dùng sơn móng tay loại bóng không màu để quét lên 1 lớp mỏng.

Để bảo vệ sàn gỗ sáng bóng hơn, bạn hãy thực hiện theo những cách dưới đây:
Rượu
Rượu trắng đặc biệt hữu ích khi bạn muốn loại bỏ các vết mực, bút chì, sơn móng tay và xi đánh giày. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn thấm vào rượu vào lau vào vết bẩn, để khoảng 10 giây rồi lau lại là xong.
Giấm
Bạn pha giấm và nước nóng theo tỷ lệ 50/50, hỗn hợp của 2 loại này giúp đánh bật các vết bẩn và làm sàn gỗ sáng bóng hơn, điều đặc biệt hơn nữa là nó sau khi sàn gỗ khô thì nó còn tạo ra 1 lớp bảo vệ mỏng để sàn gỗ được bền hơn.
Dầu thông
Đây là một trong những chất tẩy rửa mẹo hàng đầu dành cho sàn gỗ. Muốn cho những vật dụng bằng gỗ nhỏ của bạn được bóng loáng như mới, bạn hãy lấy bông gòn thấm dầu thông lau lên thật đều lên bề mặt sàn. Sau đó, bạn đợi cho lớp dầu này khô thì đánh bóng lại bằng nỉ sạch. Cách này còn giúp duy trì độ bền màu của các vân gỗ.

Mẹo xử lý các vết trầy xước trên sàn

Dùng bàn ủi
Cách xử lý các vết xước đơn giản đầu tiên mà bạn nên biết là dùng một chiếc bàn ủi (bàn là) đang hoạt động.
Cách làm
– Nhúng một chiếc khăn ướt sau đó đặt lên vị trí vết xước.
– Dùng bàn ủi đè lên trong khoảng 10 giây.
– Bỏ khăn ra, nhỏ vài giọt nước lên trên vết xước,đặt lại khăn và tiếp tục đè bàn ủi lên.
Lặp đi, lặp lại ít nhất 3 lần.
Dùng quả hạnh nhân
Bạn cũng có thể dùng quả hạnh nhân hoặc quả óc chó để xử lý các vết trầy xước trên đồ nội thất gỗ.
Cách làm
– Dùng phần đầu quả hạnh nhân hoặc quả óc chó đã bóc vỏ chà xát lên vết xước.
– Tùy vào độ nông sâu của vết xước để điều chỉnh thời gian chà.
– Để một thời gian ngắn sau đó dùng vải mềm để làm bóng khu vực bị xước.

Tiềm Năng

Tiềm Năng

TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH

Ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần đồ gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường này.

Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) cho biết, ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn nhiều thế mạnh khác mà chúng ta chưa tận dụng hết. Đó là Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ. Kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ cũng đang dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. Nếu tính chung giai đoạn từ năm 2001-2005, kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ đạt hơn 38%/năm. Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 170.000 lao động.

Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu (XK) của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng XK có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Năm 2006, kim ngạch XK của đồ gỗ Việt Nam đã xấp xỉ 2 tỷ USD, năm 2007 xuất khẩu được 2,4 tỷ USD, đến năm 2008 xuất khẩu 2,8 tỷ USD, dự kiến năm 2009 là 3,2 tỷ USD.

Dẫn nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam được biết, tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 255,4 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 9, và tăng 1,2% so với tháng 10/2008, mặc dù mức tăng này không cao, nhưng đây là tháng duy nhất trong 10 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 10 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,02 tỷ USD, giảm 12,2% sovới cùng kỳ năm 2008. Trong tháng 10/2009, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính sản phẩm gỗ của Việt Nam, với kim ngạch đạt 111,6 triệu USD, tăng 11,7 triệu USD (tăng 11,7%) so với tháng trước và chiếm 43,6% kim ngạch. Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong 10 tháng năm 2009 đạt 874,2 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2008.

Theo Bộ Công Thương, mặt hàng đồ gỗ XK đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á . Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc.

Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng XK của Việt Nam là rất lớn.

Nguồn (VNANET)

Kinh nghiệm thi công lắp đặt sàn

Sàn Gỗ Teak Lào

Sàn gỗ tự nhiên là một sản phẩm không thể thiếu trong các công trình kiến trúc hiện đại ngoài trời và được ưa chuộng hiện nay bởi nó có nhiều ưu điểm nổi trội, kiểu dáng đa đạng và phong phú, phù hợp với tất cả các thiết kế cho các kiểu kiến trúc khác nhau.

Sau đây, Cty chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng một số cách thi công lăp đặt sàn gỗ tự nhiên đúng yêu cầu.

Cách 1 – Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trực tiếp trên sàn bê tông

Vật liệu cơ bản bao gồm Sàn gỗ tự nhiên, keo, foam tráng bạc: Khảo sát mặt bằng hiện trạng, đo đạc và tính toán khối lượng cụ thể. Dùng máy đánh nhẵn, phẳng sàn bê tông–>tạo độ phẳng của bề mặt sàn. Cán một lớp keo (keo sữa) trên bề mặt bê tông của sàn nhà.

Sau đó trải một foam tráng bạc dày 0.5 cm–>giảm áp lực va đập của Sàn gỗ tự nhiên với nền bê tông, tạo độ êm và độ cách ẩm. Tra keo vào mộng âm, với lượng keo vừa đủ sao cho khi lắp mộng âm ván vào mộng dương của ván không bị tràn lên bề mặt sàn.

Ván sàn được lát cách tường khoảng 1cm, để tạo không gian cho độ co, giãn nở của gỗ khi gỗ hút và thoát nước. Khi lát được chiều rộng khoảng 3 m, dùng van dây vam lại khoảng 2h –> cho keo kết dính và đóng cứng tương đối ổn định, sau đó tháo vam ra lát tiếp.

Lắp đặt ván sàn

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà. Kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn. Nếu còn một vài chỗ gồ ghề thì xử lý để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng.

Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn. Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, trải bề mặt đã được tráng nilon xuống dưới. Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.

Bước 3: Lắp đặt sàn mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài. Các tấm ván sàn gỗ được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau.

Khoảng cách giữa chân tường và mép Sàn gỗ tự nhiên là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng.

Kinh nghiệm thi công lắp đặt sàn

Kết nối giữa hai sàn, kết thúc sàn

Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.

Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc)

Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giũa Sàn gỗ tự nhiên và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T)

Lắp đặt phào chân tường

Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ. (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn).

Phào chân tường có tác dụng cố định mép của ván Sàn gỗ tự nhiên, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng che hết khe hở giữa mép Sàn gỗ tự nhiên và chân tường.

Phào gỗ MDF vân gỗ được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào. Sau khi đã gép xong Sàn gỗ tự nhiên, phào và nẹp, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ Sàn gỗ tự nhiên, bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa, … dọn dẹp sàn và bàn giao cho chủ nhà.

Cách 2 – Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trên khung xương gỗ

Vật liệu cơ bản gồm Sàn gỗ tự nhiên, keo sữa, khung xương gỗ (chất liệu theo yêu cầu), foam tráng bạc, vít, lở. Khảo sát mặt bằng hiện trạng, đo đạc và tính toán khối lượng cụ thể. Dùng máy đánh nhẵn, phẳng sàn bê tông–>tạo độ phẳng của bề mặt sàn.

Quy cách xương gỗ tuỳ theo khách hàng yêu cầu. Thi công xương gỗ: khoan bê tông theo các vị trí đã định–>đóng vít nở vào lỗ đã được tạo ra sau khi khoan trên nền bê tông–>dùng vít 3cm vít liên kết giữa gỗ với nền bê tông. (khoảng cách // giữa xương gỗ khoảng 30 cm tuỳ theo kích thước cụ thể của sản gỗ).

Tiến hành lát sàn trên khung xương–>bắn đinh trên trần dứơi của mộng âm–>tạo liên kết giữa Sàn gỗ tự nhiên với xương gỗ (có thể sử dụng thêm keo). Có thể lót thêm giấy dầu hoặc foam tráng bạc…để chống ẩm, làm êm sàn.

Kinh nghiệm thi công lắp đặt sàn

                                       Sàn gỗ tự nhiên cho khuôn viên ngoài trời

Cách 3 – Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trên ván dán dày 1.2cm

Vật liệu cơ bản gồm ván sàn, keo sữa, foam tráng bạc, ván dán làm lớp lót. Khảo sát mặt bằng hiện trạng, đo đạc và tính toán khối lượng cụ thể. Dùng máy đánh nhẵn, phẳng sàn bê tông–>tạo độ phẳng của bề mặt sàn.

Lát ván ép trên sàn bê tông. Trải foam lên bề mặt ván lót, dùng băng keo (băng dính) tại điểm tiếp giáp của 2 lớp foam với nhau. Tiến hành lát ván như 2 cách trên.

Những lưu ý khi thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên cần được vận chuyển tới công trình 48 tiếng trước khi lắp đặt

Khi lắp đặt, hàng đầu tiên nên bắt đầu với nguyên tấm, hàng thứ hai là 2/3 tấm hàng thứ 3 là 1/3 tấm; Khoảng cách của các điểm nối giữa các hàng là khoảng 20 cm hoặc hơn

Sàn gỗ nên được lắp đặt song song với chiều ánh sáng đi vào từ cửa sổ hay cửa ra vào để tăng hiệu ứng của màu sắc và vân gỗ

Khe hở giãn nở cách chân tường hay vật chắn từ 7mm – 10 mm

Kỹ thuật lắp ghép hàng đầu tiên là rất quan trọng; hàng đầu tiên cần phải được lắp ghép thẳng, các các chỗ nối phải kín khít.

Cần lắp đặt một lớp đệm chống ẩm dưới Sàn gỗ tự nhiên, không lắp đặt trực tiếp lên nền bê tông.

Nếu gặp phải những nơi như ống dẫn nước nóng hoặc khu vực thông phòng, cần phải cắt tấm gỗ chính xác theo độ dài trước. Sau đó ướm tấm tiếp theo vào chỗ cần lát, dùng thước đo chỗ lõm và đánh dấu vào tấm gỗ.

Dùng máy khoan lỗ để tạo lỗ tương ứng với phần đã được đánh dấu, chú ý không quên khe co dãn 10 mm ở các mặt. Dùng cưa tay cắt ngang lỗ ở góc nghiêng 45 độ. Sau đó dùng keo để dán lại khi lắp đặt.

Để cắt chân khung cửa, đầu tiên cần phải lật ngược tấm sàn xuống và đặt theo đường cắt. Sau đó dùng cưa tay cắt chân cửa theo đường tấm sàn đó.

Khi lắp đặt ở chỗ có độ dài lớn hơn chiều dọc của 12 tấm, bạn phải dành thêm độ rộng của khe co giãn. Điểm này được áp dụng cho các vị trí như cửa ra vào, cửa thông phòng, chân tường,… và cũng nên cắt phần lưỡi tấm gỗ sát chân tường để tăng thêm độ rộng khe co dãn.