Tin tức
Tin tức về những xu hướng nội thất được ưa chuộng hoặc những bài viết phân tích sàn gỗ tự nhiên hay mọi vấn đề liên quan, luôn được Real Tree cập nhật nhanh nhất.
Sàn gỗ trầy xước làm mất đi phần nào thẩm mỹ trong căn nhà bạn, không phải ai cũng có ngay điều kiện để thay sàn gỗ khi bị trầy xước, chưa kể rất nhiều bất tiện khác, những gợi ý loại bỏ vết trầy xước này sẽ cứu cánh cho bạn.
Dùng bã cà phê
Dùng bã cà phê cũng là một cách hay để giúp các bạn xử lý các vết trầy xước trên đồ gỗ.
Cách làm
– Dùng bã cà phê còn ẩm chà nhẹ lên bề mặt trầy xước của gỗ.
– Để khô tự nhiên và dùng khăn ẩm lau lại, vết xước sẽ hoàn toàn biến mất.
Dùng dầu olive
Với những vết xước nhẹ, bạn nên dùng dầu olive xoa lên vết xước.
Cách làm
– Dùng vải mềm thấm dầu olive sau đó bôi lên vết xước nhiều lần. Chúng sẽ ngấm vào gỗ một cách tự nhiên và che mờ, làm bóng đồ gỗ.
– Dùng bút màu cùng tông với màu gỗ để tô lên những vết xước. Sau đó, bôi một lớp dầu bóng lên trên bề mặt.
Dùng sáp màu
Một ý tưởng xử lý vết xước trên đồ gỗ nội thất nữa là dùng sáp màu.
Cách làm
– Dùng sáp màu cùng tông chà lên trên bề mặt vết xước đến khi những vết trầy xước đầy sáp.
– Dùng vải sạch lau qua để nhận được kết quả như ý.
Dùng bột màu
Khi bạn không hoàn toàn xóa đi vết xước bằng bàn ủi hoặc đồ gỗ bị xước nhẹ do va đập, bị thú cưng nghịch ngợm… thì bạn vẫn có thể xóa chúng bằng cách dùng nến hoặc bột màu để xóa vết xước. Tuy nhiên cách này chỉ dùng cho những vết xước không quá sâu.
Cách làm
– Chọn bột màu cùng màu với màu của đồ gỗ.
– Chà nhẹ bột màu lên vị trí vết xước.
– Quét sạch lớp bột dư xung quanh vết xước.
– Dùng sơn móng tay loại bóng không màu để quét lên 1 lớp mỏng.
Để bảo vệ sàn gỗ sáng bóng hơn, bạn hãy thực hiện theo những cách dưới đây:
Rượu
Rượu trắng đặc biệt hữu ích khi bạn muốn loại bỏ các vết mực, bút chì, sơn móng tay và xi đánh giày. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn thấm vào rượu vào lau vào vết bẩn, để khoảng 10 giây rồi lau lại là xong.
Giấm
Bạn pha giấm và nước nóng theo tỷ lệ 50/50, hỗn hợp của 2 loại này giúp đánh bật các vết bẩn và làm sàn gỗ sáng bóng hơn, điều đặc biệt hơn nữa là nó sau khi sàn gỗ khô thì nó còn tạo ra 1 lớp bảo vệ mỏng để sàn gỗ được bền hơn.
Dầu thông
Đây là một trong những chất tẩy rửa mẹo hàng đầu dành cho sàn gỗ. Muốn cho những vật dụng bằng gỗ nhỏ của bạn được bóng loáng như mới, bạn hãy lấy bông gòn thấm dầu thông lau lên thật đều lên bề mặt sàn. Sau đó, bạn đợi cho lớp dầu này khô thì đánh bóng lại bằng nỉ sạch. Cách này còn giúp duy trì độ bền màu của các vân gỗ.
Dùng bàn ủi
Cách xử lý các vết xước đơn giản đầu tiên mà bạn nên biết là dùng một chiếc bàn ủi (bàn là) đang hoạt động.
Cách làm
– Nhúng một chiếc khăn ướt sau đó đặt lên vị trí vết xước.
– Dùng bàn ủi đè lên trong khoảng 10 giây.
– Bỏ khăn ra, nhỏ vài giọt nước lên trên vết xước,đặt lại khăn và tiếp tục đè bàn ủi lên.
Lặp đi, lặp lại ít nhất 3 lần.
Dùng quả hạnh nhân
Bạn cũng có thể dùng quả hạnh nhân hoặc quả óc chó để xử lý các vết trầy xước trên đồ nội thất gỗ.
Cách làm
– Dùng phần đầu quả hạnh nhân hoặc quả óc chó đã bóc vỏ chà xát lên vết xước.
– Tùy vào độ nông sâu của vết xước để điều chỉnh thời gian chà.
– Để một thời gian ngắn sau đó dùng vải mềm để làm bóng khu vực bị xước.
TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
Ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần đồ gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường này.
Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) cho biết, ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn nhiều thế mạnh khác mà chúng ta chưa tận dụng hết. Đó là Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, có các cảng biển trải dài trên địa bàn cả nước, rất phù hợp cho việc vận chuyển những container cồng kềnh, chiếm nhiều chỗ như đồ gỗ. Kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ cũng đang dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu. Nếu tính chung giai đoạn từ năm 2001-2005, kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ đạt hơn 38%/năm. Cả nước hiện có khoảng 2.600 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 170.000 lao động.
Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu (XK) của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng XK có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Năm 2006, kim ngạch XK của đồ gỗ Việt Nam đã xấp xỉ 2 tỷ USD, năm 2007 xuất khẩu được 2,4 tỷ USD, đến năm 2008 xuất khẩu 2,8 tỷ USD, dự kiến năm 2009 là 3,2 tỷ USD.
Dẫn nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam được biết, tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 255,4 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 9, và tăng 1,2% so với tháng 10/2008, mặc dù mức tăng này không cao, nhưng đây là tháng duy nhất trong 10 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 10 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,02 tỷ USD, giảm 12,2% sovới cùng kỳ năm 2008. Trong tháng 10/2009, Mỹ là thị trường xuất khẩu chính sản phẩm gỗ của Việt Nam, với kim ngạch đạt 111,6 triệu USD, tăng 11,7 triệu USD (tăng 11,7%) so với tháng trước và chiếm 43,6% kim ngạch. Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong 10 tháng năm 2009 đạt 874,2 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2008.
Theo Bộ Công Thương, mặt hàng đồ gỗ XK đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng XK chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á . Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc.
Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng XK của Việt Nam là rất lớn.
Nguồn (VNANET)
Sàn gỗ tự nhiên là một sản phẩm không thể thiếu trong các công trình kiến trúc hiện đại ngoài trời và được ưa chuộng hiện nay bởi nó có nhiều ưu điểm nổi trội, kiểu dáng đa đạng và phong phú, phù hợp với tất cả các thiết kế cho các kiểu kiến trúc khác nhau.
Sau đây, Cty chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng một số cách thi công lăp đặt sàn gỗ tự nhiên đúng yêu cầu.
Cách 1 – Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trực tiếp trên sàn bê tông
Vật liệu cơ bản bao gồm Sàn gỗ tự nhiên, keo, foam tráng bạc: Khảo sát mặt bằng hiện trạng, đo đạc và tính toán khối lượng cụ thể. Dùng máy đánh nhẵn, phẳng sàn bê tông–>tạo độ phẳng của bề mặt sàn. Cán một lớp keo (keo sữa) trên bề mặt bê tông của sàn nhà.
Sau đó trải một foam tráng bạc dày 0.5 cm–>giảm áp lực va đập của Sàn gỗ tự nhiên với nền bê tông, tạo độ êm và độ cách ẩm. Tra keo vào mộng âm, với lượng keo vừa đủ sao cho khi lắp mộng âm ván vào mộng dương của ván không bị tràn lên bề mặt sàn.
Ván sàn được lát cách tường khoảng 1cm, để tạo không gian cho độ co, giãn nở của gỗ khi gỗ hút và thoát nước. Khi lát được chiều rộng khoảng 3 m, dùng van dây vam lại khoảng 2h –> cho keo kết dính và đóng cứng tương đối ổn định, sau đó tháo vam ra lát tiếp.
Lắp đặt ván sàn
Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà. Kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn. Nếu còn một vài chỗ gồ ghề thì xử lý để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng.
Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn. Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, trải bề mặt đã được tráng nilon xuống dưới. Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.
Bước 3: Lắp đặt sàn mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài. Các tấm ván sàn gỗ được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau.
Khoảng cách giữa chân tường và mép Sàn gỗ tự nhiên là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quá trình sử dụng.
Kết nối giữa hai sàn, kết thúc sàn
Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.
Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc)
Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc giũa Sàn gỗ tự nhiên và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T)
Lắp đặt phào chân tường
Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ. (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn).
Phào chân tường có tác dụng cố định mép của ván Sàn gỗ tự nhiên, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng che hết khe hở giữa mép Sàn gỗ tự nhiên và chân tường.
Phào gỗ MDF vân gỗ được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào. Sau khi đã gép xong Sàn gỗ tự nhiên, phào và nẹp, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ Sàn gỗ tự nhiên, bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa, … dọn dẹp sàn và bàn giao cho chủ nhà.
Cách 2 – Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trên khung xương gỗ
Vật liệu cơ bản gồm Sàn gỗ tự nhiên, keo sữa, khung xương gỗ (chất liệu theo yêu cầu), foam tráng bạc, vít, lở. Khảo sát mặt bằng hiện trạng, đo đạc và tính toán khối lượng cụ thể. Dùng máy đánh nhẵn, phẳng sàn bê tông–>tạo độ phẳng của bề mặt sàn.
Quy cách xương gỗ tuỳ theo khách hàng yêu cầu. Thi công xương gỗ: khoan bê tông theo các vị trí đã định–>đóng vít nở vào lỗ đã được tạo ra sau khi khoan trên nền bê tông–>dùng vít 3cm vít liên kết giữa gỗ với nền bê tông. (khoảng cách // giữa xương gỗ khoảng 30 cm tuỳ theo kích thước cụ thể của sản gỗ).
Tiến hành lát sàn trên khung xương–>bắn đinh trên trần dứơi của mộng âm–>tạo liên kết giữa Sàn gỗ tự nhiên với xương gỗ (có thể sử dụng thêm keo). Có thể lót thêm giấy dầu hoặc foam tráng bạc…để chống ẩm, làm êm sàn.
Sàn gỗ tự nhiên cho khuôn viên ngoài trời
Cách 3 – Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên trên ván dán dày 1.2cm
Vật liệu cơ bản gồm ván sàn, keo sữa, foam tráng bạc, ván dán làm lớp lót. Khảo sát mặt bằng hiện trạng, đo đạc và tính toán khối lượng cụ thể. Dùng máy đánh nhẵn, phẳng sàn bê tông–>tạo độ phẳng của bề mặt sàn.
Lát ván ép trên sàn bê tông. Trải foam lên bề mặt ván lót, dùng băng keo (băng dính) tại điểm tiếp giáp của 2 lớp foam với nhau. Tiến hành lát ván như 2 cách trên.
Những lưu ý khi thi công lắp đặt sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên cần được vận chuyển tới công trình 48 tiếng trước khi lắp đặt
Khi lắp đặt, hàng đầu tiên nên bắt đầu với nguyên tấm, hàng thứ hai là 2/3 tấm hàng thứ 3 là 1/3 tấm; Khoảng cách của các điểm nối giữa các hàng là khoảng 20 cm hoặc hơn
Sàn gỗ nên được lắp đặt song song với chiều ánh sáng đi vào từ cửa sổ hay cửa ra vào để tăng hiệu ứng của màu sắc và vân gỗ
Khe hở giãn nở cách chân tường hay vật chắn từ 7mm – 10 mm
Kỹ thuật lắp ghép hàng đầu tiên là rất quan trọng; hàng đầu tiên cần phải được lắp ghép thẳng, các các chỗ nối phải kín khít.
Cần lắp đặt một lớp đệm chống ẩm dưới Sàn gỗ tự nhiên, không lắp đặt trực tiếp lên nền bê tông.
Nếu gặp phải những nơi như ống dẫn nước nóng hoặc khu vực thông phòng, cần phải cắt tấm gỗ chính xác theo độ dài trước. Sau đó ướm tấm tiếp theo vào chỗ cần lát, dùng thước đo chỗ lõm và đánh dấu vào tấm gỗ.
Dùng máy khoan lỗ để tạo lỗ tương ứng với phần đã được đánh dấu, chú ý không quên khe co dãn 10 mm ở các mặt. Dùng cưa tay cắt ngang lỗ ở góc nghiêng 45 độ. Sau đó dùng keo để dán lại khi lắp đặt.
Để cắt chân khung cửa, đầu tiên cần phải lật ngược tấm sàn xuống và đặt theo đường cắt. Sau đó dùng cưa tay cắt chân cửa theo đường tấm sàn đó.
Khi lắp đặt ở chỗ có độ dài lớn hơn chiều dọc của 12 tấm, bạn phải dành thêm độ rộng của khe co giãn. Điểm này được áp dụng cho các vị trí như cửa ra vào, cửa thông phòng, chân tường,… và cũng nên cắt phần lưỡi tấm gỗ sát chân tường để tăng thêm độ rộng khe co dãn.