Gỗ Teak có tên khoa học Tectona grandis là còn gọi là gỗ giá tỵ (có nơi còn gọi là gỗ Báng Súng), Việt hóa đi thì đọc là Tếch. Gỗ Teak được xếp vào loại gỗ nhóm III trong xếp hạng nhóm gỗ ở Việt Nam. Thuộc dòng gỗ có trọng lượng nhẹ, mềm nhưng sức bền cao.
Đặc điểm của Cây gỗ Teak:
– Gỗ teak thuộc dòng cây rụng lá, gỗ có vẻ ngoài màu xám, hơi vàng, nứt dọc theo chiều dài cây tạo thành vảy dài, hẹp và thịt vỏ có xơ.
– Cây Teak ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, khả năng chịu lạnh của cây kém.
– Đây là loại cây ưa sáng hoàn toàn từ khi còn non. Khả năng tái sinh chồi và hạt vô cùng tốt.
– Lá cây có hình trái xoan, đỉnh lá nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông phủ hình sao màu vàng nhạt.
– Hoa mọc thành cụm lớn, hình như cái chùy. Quả có hình quả trứng ngược hoặc gần giống hình tròn. Cành non có phủ lông hình sao, màu gỉ sắt.
– Gốc cây có rãnh và bạnh ra trông rất gồ ghề.
– Lá cây gỗ tếch rụng vào mùa khô, và vào tháng 5 – 6, 7 – 8 hàng năm thì cây ra hoa. Vào các tháng 11 – 12, 12 – 1 là thời điểm cây kết trái.
– Vòng năm của cây gỗ teak rễ nhận thấy. Gỗ muộn mạch sẽ hơi thưa, nhỏ hơn gỗ sớm. Tia nhỏ, mật độ thưa.
– Cây còn có khả năng chịu được lửa cháy rừng và hiếm khi sâu bệnh.
– Cây gỗ Teak phát triển khá nhanh, có chiều cao trung bình từ 30 m – 50m, đường kính khoảng 60-80m (tùy thuộc vào điều kiện môi trường đất, khí hậu và độ tuổi của cây). Chỉ sau 5 năm trồng, cây có thể cao đến 13cm, đường kính khoảng 10cm. Và sau 20 năm, cây có thể cao đến 21m, đường kính khoảng 23cm, sau thời điểm này về sau, cây sẽ có tốc độ phát triển càng chậm. Tuổi thọ trung bình của cây gỗ Teak khoảng 80 năm.
Cây gỗ Teak thường phân bố chủ yếu ở đâu?
Cây gỗ Teak sinh trưởng ở những khu vực có diện tích rừng nhiệt đới lớn như các nước: Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Philippin, Ấn Độ…
Đặc tính của gỗ Teak
– Gỗ Teak có màu vàng sẫm hoặc ngả xám hơi nâu. Thớ gỗ to nhưng mịn màng, không cong vênh, nứt nẻ trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Gỗ có khả năng chịu được nước tốt nên thường đước kiến trúc sư sử dụng có các công trình ngoài trời
– Thân cây có chứa các loại dầu tự nhiên với nồng độ cao, nên có thể đẩy lùi côn trùng, nấm mốc phá hoại. Gỗ Teak rất dẻo dai, có thể uốn cong dễ dàng, và khả năng chịu lực tốt.
– Gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,7. Lực kéo ngang thớ 32 kg/cm², lực nén dọc thớ 471 kg/cm², oằn 1.253 kg/cm².
– Thuộc nhóm gỗ quý có giá trị kinh tế cao, kết cấu tốt, vân gỗ đẹp.
Phân loại gỗ Teak
Hiện nay, có rất nhiều dòng gỗ Teak và được phân loại theo xuất xứ nguồn gốc loại gỗ. Ở Việt Nam, Gỗ Teak chủ yếu gồm:
– Gỗ Teak Lào
– Gỗ Teak Nam Phi
– Gỗ Teak Myanmar
Ở mồi địa khu vụ đặt tính gỗ teak sẻ khác nhau về độ cứng, vân, độ bềnh… nên giá gỗ teak ở mổi khu vực cũng khác nhau.
Cách phân biệt gỗ Teak
Để nhận biết được có phải gỗ Teak thật hay không, bạn phân biệt dựa vào giác, lõi, vân gỗ và một số đặc điểm sau:
– Lõi gỗ: có màu vàng hoặc nâu xám, với vệt đen xen kẽ tuỳ thuộc vào tuổi đời cây gỗ. Màu sắc gỗ Teak thay đổi theo thời gian. Cây gỗ Teak có tuổi đời càng lớn, vệt đen càng nhiều, càng sẫm màu.
– Giác gỗ: có màu trắng nhẹ, phân biệt rõ ràng với lõi.
– Vân gỗ: vân gỗ chạy dọc thân, vân thẳng hoặc vân núi đẹp mắt.
– Gỗ Teak tương đối nhẹ, hơi mềm bề mặt, thớ gỗ mịn và dai.
– Khi cưa gỗ teak thường ít bị nứt toét hay co ngót.
– Tỷ lệ mắt gỗ: Các cây gỗ càng nhỏ thì số lượng mắt càng nhiều và ngược lại. Nếu bạn muốn chọn loại gỗ già, phải thấy số lượng mắt gỗ thưa và ít hơn.
Ưu, nhược điểm của gỗ Teak
Ưu điểm của gỗ Teak:
– Gỗ Teak có khả năng kháng sâu bệnh, mối mọt, hay các loại côn trùng gây hại cũng như có khả năng chịu được nắng, mưa, thời tiết khắc nghiệt rất tốt. Do trong bản thân gỗ có chứa một lớp dầu bảo quản tự nhiên rất lớn.
– Không xảy ra hiện tượng nứt, không bị cong vênh
– Dẻo dai, độ đàn hồi tốt và khả năng chịu lực cao trong suốt quá trình sử dụng.
– Đường vân gỗ đẹp phù hợp để ứng dụng làm nội thất gia đình rất đẹp.
– Màu sắc của gỗ tự nhiên, tươi sáng có thể dễ dàng kết hợp với kiến trúc và nội thất khác.
– Bề mặt gỗ dễ dàng vệ sinh bằng các cách làm sạch tự nhiên đơn giản.
– Gỗ Teak có tuổi thọ cao, sử dụng càng lâu gỗ lên màu càng đẹp
– Gỗ có độ ổn định cao, ít biến dạng, hệ số dãn nở cực thấp ngoài ra còn có khả năng chịu được nước mặn tốt
– Giá trị thẩm mỹ: gỗ teak mang lại vẻ đẹp sang trọng với đường vân gỗ đẹp, màu sắc tươi sáng bắt mắt.
Nhược điểm của gỗ Teak:
– Giá thành vẫn còn cao so với nhiều loại gỗ tự nhiên thông thường khác. Khắc phục vấy đề này hiện tại thị trường đang ưa chuộn sàn gỗ teak kỹ thuật. vẫn giử được những ưu điểm của sàn gỗ teak những giá thành rẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sàn gỗ trong nhà. tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY
Ứng dụng của gỗ Teak:
Với những ưu điểm vượt trội và nhược điểm của gỗ Teak, thì gỗ Teak được ứng dụng để chế biến các sản phẩm như:
Sử dụng để làm báng súng: Do có ưu điểm là độ bền cao và chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, nên gỗ Teak được sử dụng để làm bánh súng, điều này sẽ giúp đảm bảo được chất lượng của vũ khí.
Đóng du thuyền: Với ưu điểm nổi bật của gỗ Teak là có khả năng chịu được nước mặn tốt. Nên gỗ Teak được sử dụng để đóng du thuyền.
Sử dụng để làm các món đồ nội thất trong nhà như: sàn gỗ, bàn ghế, tủ bếp, tủ quần áo… Gỗ Teak có màu sắc tươi sáng và các đường vân khá đẹp. Với ưu điểm này nên gỗ Teak được ứng dụng để làm nội thất trong gia đình rất nhiều.
Đặc biệt, gỗ Teak có đặc điểm ưu việt là không bị biến dạng và cong vênh sau một thời gian dài sử dụng. Vì vậy, nó được sử dụng làm sàn gỗ để lót sàn trong nhà và ngoài trời rất nhiều.